Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kinh nghiệm thiến trâu, bò đực

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 1033
Thú Nuôi : Kinh nghiệm thiến trâu, bò đực 41
Age : 38
Điểm tích lũy : 6022
Đến từ : Đồng Nai
Ngày tham gia : 13/06/2008
Note : http://dh05dy.tk


Kinh nghiệm thiến trâu, bò đực Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm thiến trâu, bò đực   Kinh nghiệm thiến trâu, bò đực I_icon_minitimeSun Jun 15, 2008 11:11 am

Trước khi thiến, trâu, bò cần phải được cố định chắc chắn. Nên chọn một cây thẳng, chắc chắn trong vườn và chôn thêm một số cọc, buộc thêm một số dóng to chắc, thẳng làm giá đỡ. Nếu thiến nhiều nên đóng giá đỡ bằng gỗ tốt, chắc chắn để dùng lâu dài và nhiều lần. Nơi thiến cũng cần bố trí chỗ kín đáo, ít người và vật qua lại. Khi tiến hành thiến cần giữ yên tĩnh để con vật không bị căng thẳng, phá bĩnh. Tuổi thiến các loại trâu, bò khác nhau. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực nên thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.


Có giá đỡ khi thiến trâu, bò


Chôn một cọc chắc bên cạnh cây thẳng đã chọn, khoảng cách vừa bằng chiều ngang nơi cổ con vật. Buộc dóng chắc đỡ ngang giữa 2 cột dưới cổ trâu, bò. Đồng thời chôn 2 cột thẳng làm giá đỡ phía sau, khoảng cách hai cột này vừa bằng chiều rộng của hai bên hông. Buộc hai dóng đỡ phía trên và dưới vừa với chiều cao của lưng và bụng con vật định thiến.


Dắt trâu, bò đem thiến vào giá qua hai cọc sau. Buộc 2 thanh ngang cố định phía đầu cổ và lưng, buộc thêm một dóng ngang chắc đỡ nơi bụng con vật, tránh hiện tượng chúng nằm xuống gây tai nạn cho người thiến. Dùng dây chắc buộc một chân sau con vật vào chân cột, khiến cho chúng chỉ đứng được bằng 3 chân, không đá được.


Tiến hành thiến


Dùng nước ấm rửa sạch, sau đó lấy cồn 70-900 sát trùng vùng xung quanh dịch hoàn. Tay trái bóp chặt túi chứa 2 dịch hoàn (bìu dái), ép chúng căng ra. Tay phải cầm dao sắc, rạch một đường dài 4-6cm ở đường trắng giữa hai dịch hoàn theo chiều từ trên xuống dưới. Tay trái giữ một dịch hoàn bên trái, dùng bông, gạc lau sạch máu chảy ra, tay kia cầm dao hay kéo sắc khéo léo tách lớp cơ và màng trắng bao quanh dịch hoàn. Rồi lấy tay phải tiếp tục nắm đầu dịch hoàn trái kéo nhẹ, tay trái bóp mạnh sao cho toàn bộ dịch hoàn trái và phần phụ lòi ra ngoài. Tay phải cầm và tiếp tục hơi kéo dịch hoàn, tay trái vuốt màng trắng lên trên cuống dịch hoàn. Lấy kìm thiến hoặc panh kim loại kẹp chặt cuống dịch hoàn. Tay trái giữ chắc kìm, tay phải soắn dịch hoàn cho đến khi đứt đối với trâu, bò non.


Trâu, bò đực loại thải khi thiến cũng có thể dùng cách này hoặc dùng chỉ chắc buộc cuống dịch hoàn rồi dùng dao cắt. Dịch hoàn phải cũng được lấy ra tương tự như vậy. Sau khi thiến, cần lấy dẻ, bông gạc lau sạch máu rồi sát trùng bằng cồn, khâu 2-3 mũi phía sau bìu dái, nhất là đối với thiến trâu, bò già loại thải. Phía dưới bìu dái không được khâu kín để nước vàng thoát ra tránh làm bìu dái sưng tấy. Bôi vết mổ bằng các loại kháng sinh hay thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng như: Penicilin; Steptomycin; Han-Iodine nhằm tránh nhiễm trùng về sau.


Trong vòng 10 ngày sau khi thiến, cần tránh trâu, bò tắm hoặc nằm chỗ bẩn, ẩm thấp, tránh ruồi nhặng bâu vào gây nhiễm trùng vết thương. Thường xuyên theo dõi, nếu thấy chỗ thiến sưng to, con vật sốt bỏ ăn, có triệu chứng bất thường cần báo cán bộ thú y đến can thiệp kịp thời.
Về Đầu Trang Go down
http://dh05dy.tk
 
Kinh nghiệm thiến trâu, bò đực
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái ngoại hiệu quả kinh tế cao
» bac kinh chao don ban
» back kinh chao don ban
» Hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp và trình bày khóa luận tốt nghiệp
» TB Lịch thi Tốt nghiệp Khoa học Mác Lênin và Tư tưởng HCM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài Liệu :: Tài Liệu Chăn Nuôi-
Chuyển đến