Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 1033
Thú Nuôi : BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM 41
Age : 38
Điểm tích lũy : 6027
Đến từ : Đồng Nai
Ngày tham gia : 13/06/2008
Note : http://dh05dy.tk


BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM Empty
Bài gửiTiêu đề: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM   BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM I_icon_minitimeFri Mar 06, 2009 10:37 pm

BỆNH GIA CẦM

§1. BỆNH THƯƠNG HÀN

1.Nguyên nhân:
+Do vi khuẩn Samonella gây nên, là vi khuẩn Gram-âm

2.Truyền lây:
+Lây lan qua trứng.
+Qua thức ăn, nước uống, dụng cụ nuôi nhốt…

3.Loài mắc bệnh:
+Gà, vịt, ngỗng, gà lôi…

4.Triệu chứng lâm sàng:
a. Thể cấp :
+Tiêu chảy phân lỏng có bọt khí, ít đi lại, đứng tụ tập thành từng nhóm ủ rủ, có mủ ở màng kết mạc. Do đó mắt nửa nhắm nửa mở hoặc nhắm hẳn, cánh xả, lông cánh khô, bỏ ăn .
+Có biểu hiện thần kinh, thời gian này gia cầm nằm lâu trên mặt đất và rẩy hai chân, đầu nghẹo. Trước khi chết (đặt biệt là vịt ) con bệnh thường nằm ngửa, chân co giật trên không, mức chết có thể lên đến 70%.

b. Thể dưới cấp:
+Bệnh kéo dài 6-10 ngày, viêm kết mạc thể chảy mủ, gia cầm đi loạng choạng, hay ngồi, đứng dậy rất khó khăn. Có bài tiết dịch mủ từ mũi. Một so trường hợp thấy có viêm phổi, khó thở, âm khò khè.

c. Thể mãn :
+Ở con lớn ỉa chảy đôi khi có lẩn máu, lông khô, viêm lỗ huyệt buồng trứng, ống dẫn trứng .

5. Bệnh tích :
+Gan sưng, rìa xung quanh dày, màng gan căng, bề mặt màu sắc không đều
+Túi mật sưng, căng, chứa đầy mật
+Niêm mạc ruột già thủy thủng, xung huyết
+Niêm mạc dạ dày tuyến sưng và phủ bởi chất nhầy

6.Điều trị:
Có thể sử dụng :
+Kháng sinh
+Sulfamide
+ Kết hợp với vitamin
7.Phòng bệnh:
+Phòng bằng kháng sinh cho uống. Chưa có vaccine để phòng bệnh.

----------o0o----------

§2. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
1. Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra, là vi khuẩn Gram âm.

2. Truyền lây:
Qua thức ăn, nước uống

3. Loài mắc bệnh:
Gà, gà tây, chim cảnh …

4. Triệu chứng lâm sàng:
Thời kỳ nung bệnh không hoàn toàn giống nhau trên gà. Triệu chứng đầu tiên xảy ra trên gà trong vòng 48 giờ sau khi gây nhiễm.

a.Thể quá cấp :
+Bệnh xuất hiện đột ngột, bề ngoài gia cầm hoàn toàn khỏe mạnh không có triệu chứng gì bỗng nhiên chết và chỉ trứơc chút ít mới thấy triệu chứng tổng hợp như: tăng thân nhiệt, mệt mỏi, mào xanh tím, gia cầm thường chết vào ban đêm mà trước đó chúng rất khỏe mạnh.

b.Thể cấp :
+ Gia cầm yếu ớt ủ rũ, đứng một nơi, từ mỏ và lỗ mũi chảy ra nhiều dịch nhờn có bọt. Thân nhiệt tăng, lông xù, phân màu xám vàng hoặc xanh đôi khi có lẫn máu, ỉa nhiều. Mào và dái tai tím tái xanh rõ rệt, thở nhanh và khó, bỏ ăn, khát nước, yếu toàn thân gà cố tìm cách đứng dậy nhưng không nổi.

c.Thể mãn :
+Mũi tiết ra chất dịch dính, đầu mào có thủy thủng rắn, sau đó các mô thủy thủng bị thoái hóa thành thể bã đậu, khi mổ chỗ đó có mùi hôi thối .
+Sưng mào, tích là triệu chứng đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng thể mãn.

5.Bệnh tích:
+Thấy tụ máu trong các lớp da, luôn luôn có xuất huyết trong các lớp thanh mạc và mỡ vùng bụng, phúc mạc, màng treo ruột, ngực. Buồng trứng, bao tim ứ đầy nước, tim xuất huyết, khớp sưng cứng và đau. Xuất huyết điểm ở tim, gan, tiền mề, mề.

6.Điều trị:
+Sử dụng kháng sinh
+Sử dụng Sulfamide
+Kết hợp cấp vitamin cho thú

7.Phòng bệnh:
+Dùng kháng sinh cho uống định kỳ
+Dùng vaccine tiêm cho đàn thú

§3. BỆNH C.R.D

1. Nguyên nhân:
+Do Mycoplasma Gallisepticum gây nên, là vi khuẩn không bắt màu Gram.

2. Lây lan:
+Qua trứng, qua tiếp xúc với gà bệnh …

3. Loài mắc bệnh:
+Gà và gà tây

4. Triệu chứng lâm sàng:
+Lúc đầu gà con từ 3-5tuần tuổi mắc bệnh trước, sau đó đến gà lớn. Dấu hiệu đầu tiên là gà giảm khẩu vị, thở có âm ran, viêm kết mạc mắt, tiết chất nhầy và nhầy mủ từ mũi, viêm đường hô hấp kể cả các túi khí, gia cầm thường hắt hơi, ho khan và hay lắc đầu. Thở nhanh và khó, ho cũng như thở có âm ran và tiếng kêu đột ngột thường xuất hiện vào ban đêm. Ở gia cầm bệnh thấy thú mỏi mệt, lông thô, cánh xả. Ở một số thấy ỉa chảy và ho từng cơn .Sung huyết và sưng cổ họng, sưng ở ngoài vùng hốc mắt. Mức chết ở gà con 10-25%.

5. Bệnh tích:
+Xoang mũi, xoang ngoài vùng hốc mắt, khí quản bị tích đầy dịch nhầy như keo dính chặt vào niêm mạc. Các thành túi khí mất hay dày thêm, và phủ bởi chất nhầy.

6. Điều trị:
+Sử dụng kháng sinh
+Kết hợp với cung cấp vitamin

7. Phòng bệnh:
+Cho gia cầm uống kháng sinh định kì

§4. BỆNH CẦU TRÙNG

1. Nguyên nhân :
+Bệnh gây ra do một loại nội kí sinh trùng (cầu trùng Coccidiosis), thường gây bệnh ở gà con 5-12 tuần tuổi .

2. Truyền lây:
+Con đường truyền lây chính là qua phân, chúng lây lan qua thức ăn, nước uống, vật liệu có chứa coccidiosis.

3. Triệu chứng:
+Gà gầy ốm nhanh, xù lông, ủ rũ, phân lỏng có máu, giảm đẻ.

4. Bệnh tích:
+Manh tràng sưng chứa đầy máu, ruột non sưng bề mặt ruột xuất huyết.

5. Trị bệnh:
+Sử dụng một trong các loại thuốc sau:
-Rigecoccin 20g/100Kg thức ăn
-Anticoc 1g /lít nước uống
-Furazolidol 4g /10Kg thức ăn và không dùng cho gà đẻ
-Baycoc, ESB3 …

6. Phòng bệnh:
Cũng sử dụng các loại thuốc như trên nhưng liều phòng bằng ½ điều trị.

----------o0o----------


§5. BỆNH NEWCASTLE

1. Nguyên nhân:
+Do virus Paramyxovirus gây nên với triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh.

2. Truyền lây:
+Lây lan chủ yếu qua phân, chất tiết đường hô hấp, và qua dụng cụ nuôi nhốt…

3. Loài mắc bệnh:
+Gà và gà tây

4.Triệu chứng:
+Triệu chứng toàn thân gồm biến ăn, dẫn tới bỏ ăn hoàn toàn, gà rất khát nước, gầy gộc gắn liền với sốt. Lông xù đứng dồn đống, bơ phờ, ngủ gà ngủ gật. Đôi khi thấy phù mặt, mào tích có thể tím tái .
+Triệu chứng hô hấp có thể xảy ra như tiếng rale, tiếng nấc hoặc hắc xì, ho, chảy nước mũi và khó thở.
+Tiêu chảy phân màu xanh –vàng là triệu chứng đặc trưng của bệnh nhưng không thường xảy ra.
+Triệu chứng thần kinh thay đổi và không nhìn thấy cho tới khi bệnh đã trải qua bao gồm: run rẩy, vặn cổ, đi vòng quanh, mổ trệch, co giật đi đứng loạng choạng và liệt chân hoặc cánh.

5. Bệnh tích:
+Xuất huyết, loét đường tiêu hóa như dạ dày tuyến, dạ dày cơ. Buồng trứng có thể xung huyết, teo.

6. Điều trị:
+Không có thuốc để điều trị bệnh Newcastle.

7. Phòng bệnh:
Sử dụng vaccine đề phòng bệnh cho đàn gà nuôi.

§6. BỆNH GUMBORO

1. Nguyên nhân:
+Bệnh gây ra bởi một loại virus là Biruaviridal gây ra, là một virus rất bền vững .
+Bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi nhưng rõ nhất ở giai đoạn 4 -5 tuần tuổi .

2. Truyền lây:
Bệnh lây lan qua trứng, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Triệu chứng:
+Gà bị nhiễm virus sớm 2-3 tuần tuổi sẽ mắc bệnh ở thể tìm ẩn, gà không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài nhưng túi Fabricius bị tổn thương nặng ( viêm, sưng và sau đó teo lại )
+Gà bị nhiễm bệnh sau 2 –3 tuần tuổi có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Bệnh thường phát ra đột ngột với thời gian ủ bệnh ngắn (1 –2 ngày ) và lây rất nhanh gần 100% đàn, tỉ lệ chết cao nhất vào ngày thứ 3, 4 sau đó giảm dần đến ngày thứ 7, 8 gà hồi phục. Tỉ lệ chết đôi khi lên đến 60% với triệu chứng chủ yếu là gà bỏ ăn, gục đầu vào cánh, hay mổ hậu môn lẫn nhau, uống nhiều nước, ỉa phân lỏng màu trắng hơi nhầy, thường nằm úp, gà gầy sút nhanh.

4. Bệnh tích:
+Bệnh tích đặc trưng là sưng, thủy thủng, xuất huyết và hoại tử túi Fabricius. Kích thước túi này sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường trong 3-4 ngày đầu sau đó teo dần.
+Xuất huyết từng vệt ở cơ ngực, cơ đùi
+Thận sưng to, bề mặt nổi cục.

5. Chẩn đoán phân biệt:
+Bệnh này xuất hiện nhanh, tỉ lệ mắc bệnh cao, chết nhiều vào ngày thứ 2-3 và sau đó giảm
+Mổ khám thấy bệnh tích đặc trưng ở túi Fabricius và ở cơ.

6. Điều trị:
+Bệnh này do tác nhân là virus gây nên cho nên không có thuốc chữa trị đặc trưng. Chỉ phòng ngừa sự nhiễm khuẩn trong lúc gia cầm đang yếu, và tăng sức đề kháng cho thú chống lại bệnh.
-Cho uống Vitamin C, B-complex.
-Cho uống kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
Về Đầu Trang Go down
http://dh05dy.tk
 
BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Gây rụng trứng nhiều và cấy truyền phôi
» Công nghệ cấy truyền phôi bò sữa cao sản
» Tiếng hát sinh viên Nông Lâm 2009 Lần I: Chủ đề “ Tiếp bước truyền thống”
» Kết quả Hội thao truyền thống SV ĐHNL TP.HCM 2009
» Kỹ thuật Cấy truyền Phôi (Embryo Transfer Technique)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài Liệu :: Tài Liệu Chăn Nuôi-
Chuyển đến