Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 1033
Thú Nuôi : Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa 41
Age : 38
Điểm tích lũy : 6032
Đến từ : Đồng Nai
Ngày tham gia : 13/06/2008
Note : http://dh05dy.tk


Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa   Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa I_icon_minitimeSun Sep 14, 2008 9:07 am

Trong điều kiện diện tích đồng cỏ chưa mở rộng, vào mùa khô người chăn nuôi thường sử dụng rơm lúa làm thức ăn phụ cho bò. Tuy nhiên, rơm lúa vốn nghèo dinh dưỡng (2 – 3% Protein) thành phần chủ yếu là xơ (31 – 33%) tỉ lệ tiêu hoá thấp. Nhằm khắc phục những nhược điểm trên, xin giới thiệu cho người chăn nuôi phương pháp ủ rơm với urê. Áp dụng phương pháp này làm tăng tỉ lệ tiêu hoá thêm 10 – 15%, tăng gấp đôi hàm lượng đạm trong rơm, cho tăng trọng hàng ngày cao hơn 25 – 30%, tiêu tốn thức ăn giảm 6% so với rơm chưa ủ.


Các biện pháp xử lý, chế biến rơm nhằm mục đích:
- Công phá các cấu trúc xơ thô trong rơm lúa, giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng.
- Kích thích vi sinh vật dạ cỏ hoạt động mạnh hơn nhờ tạo ra cho chúng một môi trường thích hợp hơn.
- Làm cho rơm hấp dẫn hơn đối với loài nhai lại, chúng tiêu thụ được lượng lớn hơn, đồng thời cung cấp cho chúng thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.
1. Kiềm hoá với nước vôi:
Dùng nước vôi pha loãng với tỷ lệ 1% (1 kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm khô sau khi đã băm thái nhỏ thành mẩu 6-10 cm và rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng. Tỷ lệ nước vôi/rơm khô = 6/1 (cứ 6 lít nước vôi tưới cho 1 kg rơm khô). Chú ý đảo trộn đều và để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi mới cho gia súc nhai lại ăn.
Cũng có thể cho rơm lúa đã cắt ngắn vào bể xi măng, đổ nước vôi pha loãng và theo tỷ lệ như trên vào bể để kiềm hoá. Đảo trộn đều trong vòng 2-3 ngày, mỗi ngày 2- 3 lần. Sau đó vớt rơm lên giá nghiêng, dội cho bớt nước vôi và để cho ráo nước, trước khi cho gia súc ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.
Xử lý rơm với nước vôi làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của rơm lên 7-8% và mỗi ngày, mỗi con trâu bò có thể ăn được khoảng 10 kg.
Nếu lúc đầu gia súc nhai lại chưa quen ăn, nên cho ăn lẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng dần lượng rơm tưới nước vôi. Để giảm bớt mùi nồng của vôi và để gia súc nhai lại thích ăn hơn, nếu có điều kiện thì trước khi cho gia súc ăn, nên trộn rơm với rỉ mật và urê ( 3 kg rơm đã kiềm hoá + 0,5 kg rỉ mật + 20 g urê).
2. Kiềm hoá rơm bằng nước tro:
Dùng nước tro đặc (tỷ lệ xút 2%) để kiềm hoá rơm lúa theo mức cứ 2,0-2,5 lít nước tro tưới cho 1 kg rơm khô.
Cách làm: chất rơm khô đã băm thái nhỏ vào hố hay bể theo từng lớp 10-15 cm. Dùng ôdoa chứa dung dịch nước tro đã pha sẵn tưới đều cho từng lớp để rơm thấm dung dịch. Sau mỗi lớp dậm nén chặt cho đến khi đầy hố và đóng kín hố lại.
Sau khi ủ 2-3 tuần có thể sử dụng cho trâu bò ăn.
3. Ủ rơm với urê:
Phương pháp chế biến rơm lúa với urê rất phổ biến, rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa, rơm lúa sau khi chế biến có thể cho trâu bò ăn thoải mái, không sợ bị ngộ độc. Trâu bò được ăn loại rơm này lớn nhanh, béo khoẻ, ngay cả trong vụ đông xuân thiếu thốn cỏ tươi. Bởi vì rơm lúa sau khi chế biến với urê đã làm cho trâu bò ăn được nhiều hơn 50-65% so với rơm không chế biến. Mặt khác, hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp hơn hai lần.
Có thể ủ rơm với urê tỷ lệ: cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80-100 lít nước (tỷ lệ 4% và nước so với rơm là 1/1).
Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng. Cũng có thể sử dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nilông dày. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.
Cách làm: pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết.Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân dậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.
Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu của từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố. Một con trâu bò có thể ăn khoảng 10 kg mỗi ngày.
Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.
Nhìn chung, gia súc nhai lại thích ăn loại rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm không ủ. Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số gia súc nhai lại không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.
4. Ủ rơm với u rê và vôi tôi
Về cơ bản, phương pháp này cũng giống như phương pháp ủ rơm với urê, chỉ khác là giảm lượng urê và cho thêm vôi tôi vào để giảm chi phí.
Tỷ lệ các chất và nguyên liệu như sau:
- Urê: 2 kg.
- Vôi tôi: 0,5 kg
- Muối ăn: 0,5 kg
- Rơm lúa khô: 100 kg
- Nước: 60-80 lít
Hoà đều urê, muối ăn và vôi tôi vào lượng nước nêu trên và tưới đều cho 100 kg rơm lúa. Ủ trong vòng 10-15 ngày rồi lấy ra cho trâu bò ăn. Có thể ủ trong bao nilông đựng phân đạm hoặc trong bao tải dứa. Cứ sau mỗi lần lấy rơm ra cho trâu bò lại buộc kín bao lại để tránh thoát khí amoniac.
5. Ủ rơm với urê và rỉ mật
Tỷ lệ rơm, urê, nước cũng giống như trên, nhưng cho thêm 4 kg rỉ mật cho 100 kg rơm.
Khi cho thêm rỉ mật, giá trị dinh dưỡng của rơm tăng lên, rơm có mùi thơm, ít hăng hơn và gia súc nhai lại thích ăn hơn.
Phương pháp ủ tương tự như trên. Lưu ý hoà tan đều cả urê và rỉ mật trong nước.
Về Đầu Trang Go down
http://dh05dy.tk
 
Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kỹ thuật nuôi lợn thịt
» THUỐC BIỆT DƯỢC
» Kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản và bò đực giống
» Kỹ thuật Tiêm chích cho Heo
» KỸ THUẬT NUÔI HEO THỊT HƯỚNG NẠC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài Liệu :: Tài Liệu Chăn Nuôi-
Chuyển đến