Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 1033
Thú Nuôi : Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng 41
Age : 38
Điểm tích lũy : 6044
Đến từ : Đồng Nai
Ngày tham gia : 13/06/2008
Note : http://dh05dy.tk


Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng   Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng I_icon_minitimeFri Sep 12, 2008 9:41 pm

11/09/2008



(Nguồn: VCN)

Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng Small_1208858307.nv

Phạm vi áp dụng: Các cơ sở chăn nuôi và kinh doanh ba giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc và con lai của chúng ở khu vực Đồng bằng bắc bộ và các tỉnh miền Trung.

1. Đặt vấn đề





Trong hệ thống chăn nuôi lợn bao gồm các yếu tố: Con giống, thức ăn, nước uống, công tác quản lý trong chăn nuôi, công tác thú y... các yếu tố này được hoạt động hài hoà, chặt chẽ để tạo nên sản phẩm chăn nuôi theo mục đích của người sản xuất.



Mục tiêu của chăn nuôi lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng là: Hạn chế tối đa mức độ hao hụt, chi phí cho sản xuất thấp nhất và tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận tối đa cho người chăn nuôi.



Đối với công tác thú y trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng cần có một qui trình hoàn thiện để nâng cao sức khoẻ và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh, sự lây lan mầm bệnh trong khu vực và vùng xung quanh cùng như góp phần tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.



Được sự cho phép của bộ khoa học và công nghệ, trong khuôn khổ dự án “ sản xuất thử nghiệm lợn lai 3 máu ngoại có tỷ lệ nạc cao ở vùng đồng băng Bắc Bộ và miền Trung”, chúng tôi tiến hành xây dựng qui trình “phòng bệnh cho đàn lợn sau cai sữa đến khi xuất chuồng”



2. Mục tiêu của qui trình

-Nâng cao sức khoẻ, hạn chế sự phát sinh và lây lan bệnh trong đàn lợn góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

-Tạo ra sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng.

-Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trưòng sống cho cộng đồng.

-Giảm thiểu giá thành sản xuất.





3. Nội dung Qui trình

3.1. Vệ sinh chuồng trại áp dụng hệ thống chăn nuôi “Cùng vào - Cùng ra”:

-Nhập đủ số lợn cần nuôi trong một chuồng vào nuôi (tương đương về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nuôi, tất cả số lợn này được đưa ra khỏi chuồng. Chuồng trại được tẩy rửa và sát trùng sau đó để trống 5 đến 7 ngày để rồi mới được nhập đàn mới vào chuồng nuôi.

-Hệ thống sản xuất này không chỉ áp dụng cho từng chuồng hoặc khu chuồng, mà có thể cho từng trại chuyên biệt.





 Chế độ nuôi tân đáo

-Mỗi trại phải có một khu vực nuôi tân đáo dành cho lợn mới nhập.

-Khu tân đáo phải nằm cách đàn đang nuôi gần nhất tối thiểu 100 m và lợn mới nhập cần được nuôi trong khu vực này tối thiểu 30 ngày.

-Trong thời gian nuôi tân đáo, tất cả các cá thể cần được theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng, không được bổ sung bất kỳ loại kháng sinh hay chất kích thích sinh trưởng nào vào thức ăn để tránh không phát hiện được các bệnh tiềm trong đàn mới nhập.





 Chế độ vệ sinh chuồng trại hàng ngày

-Hạn chế tối đa việc sử dụng nước trong công tác vệ sinh chuống trại hàng ngày.

-Trong quá trình vệ sinh phải giành phần chuồng khô cho lợn nằm.

-Hàng ngày thu gom phân khô, tập trung về nơi ủ, chế biến sử dụng cho trồng trọt hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

-Hệ thống rãnh thoát nước thải luôn lưu thông tốt về hố ủ gas.





 Sử dụng bạt che chuồng nuôi

-Đối với lợn vừa cai sữa, người chăn nuôi thường xuyên quan sát biểu hiện của lợn con phát hiện chuống nuôi đủ nhiệt, thiếu nhiệt và quá nóng để điều chỉnh bạt che, hệ thống làm ấm cho hợp lý.

 Nuôi cách ly gia súc bị ốm

-Tất cả các trại phải có khu chuồng nuôi cách ly nhằm cách ly những lợn có biểu hiện làm sàng của bệnh.

-Khi phát hiện lợn bị ốm phải lập tức cách ly lợn này khởi đàn tại khu nuôi cách ly.

-với lợn đang nuôi tại khu cách ly, phải được điều trị tích cực và theo dõi chặt chẽ, tiên lượng chính xác tình trạng bệnh xúc để có hướng giải quyết chính xác kịp thời.

-Lợn nuôi tại khu cách ly, sau khi điều trị khởi bệnh ít nhất 10 ngày mới được nhập vào đàn cũ.





 Phương tiện vận chuyển và vật dụng chăn nuôi

-Mỗi dãy chuồng phải trang bị xe vận chuyển thức ăn và gia súc riêng,

-Các phương tiện này phải được rửa sạch và sát trùng trước và sau mỗi lần vận chuyển lợn.

-Tất cả mọi phương tiện vận chuyển dùng chuyên chở hàng ra ngoài đều không

được đi vào bên trong chuồng khi chưa được vệ sinh thú y và sự đồng ý của cán bộ thu ý cơ sở.

-Dành riêng một khu vực để bảo quản và cất giữ các phương tiện này.





3.2. Vệ sinh người chăn nuôi và khách thăm trại





 Khách thăm trại

- Hạn chế tối đa khách vào thăm trại. Phải đặt biển "Không phận sự miễm vào" ở cổng trại nhằm cảnh báo, hạn chế khách vào trại.

- Tại cổng trại phải có hố chứa dung dịch thuốc sát trùng dành cho người lội qua trước khi vào trại.

- Chỉ cho khách thăm trại khi không tiếp xúc với các đàn lợn khác trong vòng 48-

72 giờ.

- Khách cần phải được tắm rửa, thay quần áo và đi ủng của trại trước khi vào thăm trại.

 Người chăn nuôi

- Toàn bộ công nhân chăn nuôi phải thực hiện tốt qui định phòng bệnh của trại

- Toàn bộ những người tham gia trực tiếp sản xuất dưới trại đều phải được trang bị

bảo hộ lao động đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và bảo hộ lao động.

- Công nhân chăn nuôi không được vào chuống khác khi không có nhiệm vụ.

Không thường xuyên luân chuyển công nhân chăn nuôi từ chuống nuôi này sang chuống nuôi khác.

- Các phương tiện, vận dụng bảo hộ được sử dụng trong chuống nuôi, trại riêng, không đưa ra khỏi trại cúng như đưa vào khi không có sự đồng ý của cán bộ thú y cơ sở.





3.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống

-Cho lợn ăn thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Không dùng thức ăn bị ôi, mốc cho lợn, kiểm soát chặt chẽ các chất bổ sung trong thức ăn.

-Cần vệ sinh máng ăn của lợn thường xuyên, không để thức ăn còn thừa trong máng quá lâu.

-Cần cung cấp đủ nước sạch cho lợn. Nước uống đảm bảo vệ sinh, không bị

nhiễm khuẩn và kim loại nặng. Không dùng nước sông ngòi, ao, hồ cho lợn uống.


3.4. Sử dụng vaccin tiêm phòng cho lợn

-Bảo quản vaccin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất..

-Chỉ sử dụng vaccin khi còn hạn sử dụng, bao bì còn nguyên vẹn và được bảo quản đúng qui định.

-Pha chế và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ghi chú:

- Đối với một số bệnh, có nhiều loại vaccin do các công ty khác nhau sản xuất. Vì vậy, khi sử dụng phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thời gian tiêm phòng theo bảng trên áp dụng khi đàn nái có qui trình tiêm phòng vaccin cho các bệnh trên.


Cập nhật ( 11/09/2008 )
Về Đầu Trang Go down
http://dh05dy.tk
 
Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn con sau cai sữa đến khi xuất chuồng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nuôi đà điểu sinh sản
» Kỹ thuật chọn và phối giống, làm chuồng nuôi và ổ đẻ cho thỏ
» sinh san gia suc
» Lưu ý khi nuôi heo nái sinh sản
» Cách khắc phục hiện tượng heo nái sinh sản kém

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài Liệu :: Tài Liệu Chăn Nuôi-
Chuyển đến