Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 1033
Thú Nuôi : QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC 41
Age : 38
Điểm tích lũy : 6033
Đến từ : Đồng Nai
Ngày tham gia : 13/06/2008
Note : http://dh05dy.tk


QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC Empty
Bài gửiTiêu đề: QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC   QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC I_icon_minitimeFri Sep 12, 2008 9:39 pm

Nguồn: Viện Chăn nuôi





1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, các trại chăn nuôi lợn nái hướng nạc phát triển mạnh trong cả nước. Nhiều trang trại chăn nuôi có quy mô lớn được hình thành và phát triển, bước đầu đã thu được những thành công đáng kể. Phát triển đàn lợn cũng làm gia tăng các loại bệnh, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Nguồn mầm bệnh luôn tồn tại trong cơ thể gia súc và môi sinh và có xu hướng tăng lên theo thời gian chăn nuôi. Tuy nhiên việc thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh tổng hợp cho trại lợn nái hướng nạc còn chưa được thống nhất, mỗi cơ sở chăn nuôi lợn đều thực hiện một quy trình riêng. Vì vậy việc đề ra quy trình vệ sinh phòng bệnh tổng hợp chung cho các trại lợn nái hướng nạc là

điều rất cần thiết.



2. MỤC ĐÍCH

- Trại lợn nái an toàn về dịch bệnh, giảm thiểu các bệnh thông thường, giảm chi phí thuốc thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra đàn lợn khoẻ mạnh, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quy trình đơn giản, dễ áp dụng trong các trại lợn nái hướng nạc.

3. NỘI DUNG QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP

CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC





3.1. Vệ sinh chuồng trại, cổng sát trùng



- Chuồng trại:



Chuồng trại phải được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật,



đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.



Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa lợn bằng phương pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng như Long life; Virkon, formol 2%; crezin 5% ... và trống chuồng tối thiểu là 5 ngày.

Tẩy uế định kỳ hàng tháng bằng cách phun thuốc sát trùng trong chuồng lợn và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

- Lưới và rào bảo vệ:



Xung quanh trại phải có tường bao quanh hoặc hàng rào bảo vệ, không để gia súc khác vào khu vực trong trại. Chuồng lợn cần có lưới bảo vệ xung quanh và trên mái để chống sự xâm nhập của mèo, chuột và chim.

- Hệ thống cổng sát trùng:



Mỗi trại lợn chỉ để một cổng ra vào có hố chứa dung dịch thuốc sát trùng trong đó có đường dành cho người và đường dành cho các phương tiện vận chuyển qua lại.

Hố sát trùng cho các phương tiện vận chuyển có chiều dài 6,0 mét, chiều rộng 4,0 mét, chiều cao của hố 0,15 mét, chiều cao từ đáy hố đến mái che 4,0 mét. Trong hố luôn chứa dung dịch sát trùng pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, độ sâu của dung dịch ít nhất 6 cm. Phương tiện vận chuyển đi qua hố sát trùng phải rửa và phun thuốc sát trùng. Hố sát trùng cho người đi bộ có chiều dài 2,5 mét, chiều rộng 1,2 mét , chiều cao từ đáy hố đến mái che 2,0 mét. Phần đáy hố có để tấm thảm có đổ dung dịch sát trùng.

3.2. Vệ sinh thức ăn



Không dùng thức ăn cho lợn bị ôi, mốc, kém chất lượng. Vệ sinh máng ăn của lợn thường xuyên, không để thức ăn còn thừa lưu cữu trong máng.

3.3. Vệ sinh nước uống



Cần cung cấp đủ nước sạch cho lợn. Nước uống đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, nhiễm kim loại nặng. Không dùng nước sông ngòi, ao, hồ cho lợn uống.

3.4. Vệ sinh vật nuôi



-Lợn mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly (khu tân đáo) để đảm bảo



đàn lợn sạch bệnh mới đưa vào nhập với đàn lợn của trại.



- Lợn ốm cần được cách ly và điều trị. Lợn chết phải xử lý theo quy định của thú y như luộc chín bằng nồi áp suất hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột.

3.5. Vệ sinh người chăn nuôi, khách thăm quan



- Vệ sinh người chăn nuôi:

Đối với người trực tiếp chăn nuôi, khi vào chăm sóc đàn lợn phải thay bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi.

- Vệ sinh khách tham quan:



Hạn chế khách vào thăm quan trong khu vực chăn nuôi lợn. Khi vào thăm trại khách cần phải tắm rửa, thay bảo hộ lao động của trại. Trường hợp phòng thay quần áo không có nơi tắm thì cần có hố sát trùng cho người đi qua trước khi vào trại. Chỉ cho khách thăm trại đối với những người không tiếp xúc với các đàn lợn khác trong vòng từ 2-3 ngày.

3.6. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển



- Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi:



Dụng cụ trước khi đưa vào trại cần được rửa, phun dung dịch sát trùng



(Longlife, Virkon, Crezin 5%), sau 24 giờ mới đưa vào trong trại để sử dụng.



- Vệ sinh phương tiện vận chuyển:



Mỗi trại nên trang bị xe vận chuyển thức ăn và gia súc của trại. Các phương tiện này cần được rửa sạch và sát trùng trước và sau mỗi lần vận chuyển lợn. Tất cả mọi phương tiện vận chuyển dùng chuyên chở hàng ra ngoài trại đều không được đi vào bên trong trại.

3.7. Phòng chống lây nhiễm mầm bệnh



- Tổ chức dây truyền sản xuất khép kín:



Hạn chế hoặc ngừng hẳn việc nhập lợn từ ngoài vào. Áp dụng dây truyền sản xuất khép kín tự sản xuất được con giống trong phạm vi trang trại tốt nhất để phòng bệnh.

- Nhập đàn mới:



Nhập đàn mới càng nhiều thì càng cơ hội lây bệnh nhiễm bệnh càng cao. Cách an toàn nhất khi phải nhập giống mới là nhập tinh lợn, tinh lợn được nhập từ những đàn lợn đực an toàn dịch bệnh. Khi nhập con giống cần chọn từ những đàn lợn giống có độ an toàn dịch bệnh, đã được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và

được tiêm vacxin theo quy định của thú y (Vacxin: Dịch tả, Tụ dấu, Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn).

- Nuôi tân đáo (nuôi cách ly):



Mỗi trại cần có một khu vực tân đáo dành cho lợn mới nhập. Khu tân đáo phải nằm cách xa khu vực chuồng trại ít nhất 100 mét và lợn mới nhập cần được

nuôi trong khu vực này tối thiểu 30 ngày. Trong thời gian nuôi tân đáo không tiêm vacxin và không dùng thuốc trộn vào thức ăn. Trong thời gian này, tất cả các cá thể cần được theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng. Sau thời gian nuôi cách ly, đàn lợn hoàn toàn khoẻ mạnh thì mới được nhập vào

đàn lợn của trại.



3.8. Xử lý chất thải



Phân khô được thu dọn hàng ngày, tập trung vào hố ủ phân có bổ sung chế



phẩm sinh học EM hoặc vôi bột.



Nước phân, nước rửa chuồng lợn xử lý qua bể biogas. Nước thải sau bể biogas chảy qua hệ thống bể lắng lọc rồi đổ ra hệ thống thoát nước.

3.9. Phòng bệnh bằng vacxin



Tất cả các đối tượng lợn nuôi trong trại phải được bảo hộ bằng cách tiêm vacxin với các bệnh thường gặp và các bệnh theo quy định hiện hành.
Về Đầu Trang Go down
http://dh05dy.tk
 
QUY TRÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP CHO TRẠI LỢN NÁI HƯỚNG NẠC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nuôi đà điểu sinh sản
» Cách khắc phục hiện tượng heo nái sinh sản kém
» Hội chứng rối loạn sinh sản ở heo
» Lưu ý khi nuôi heo nái sinh sản
» Kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản và bò đực giống

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài Liệu :: Tài Liệu Chăn Nuôi-
Chuyển đến