Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
PortalTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 1033
Thú Nuôi : Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại 41
Age : 38
Điểm tích lũy : 5992
Đến từ : Đồng Nai
Ngày tham gia : 13/06/2008
Note : http://dh05dy.tk


Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại Empty
Bài gửiTiêu đề: Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại   Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại I_icon_minitimeSun Oct 19, 2008 9:58 pm

Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại
NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. - GĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên

Thế nào là một thư viện hiện đại.

Một thư viện hiện đại là nơi đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì thế trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay khi nói đến thư viện là người ta không nói đến một thư viện đơn độc mà nói đến một hệ thống thư viện hay là mạng lưới thư viện - Những thư viện cùng ngành, cùng chức năng, hay trong cùng một vùng địa lý liên kết với nhau. Một thư viện hiện đại là một thư viện gắn liền với công nghệ thông tin.Do đó một thư viện hiện đại cần có:

Quan niệm mở.

*

Quan niệm mở trong tư duy của người cán bộ thư viện khiến anh ta rộng rãi hơn trong vấn đề phục vụ người sử dụng; cũng như trong vấn đề liên kết và hợp tác giúp anh ta có một chính sách và phương thức phát triển tư liệu hợp lý.
*

Quan niệm mở giúp người sử dụng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và khiến cho cán bộ thư viện phải biết vận dụng nghiệp vụ thư viện và công nghệ thông tin để đưa thông tin được cập nhật đến với người sử dụng.
*

Quan niệm mở trong công tác phục vụ người sử dụng chính là tổ chức kho mở, công tác tham khảo (reference), online catalog với hệ thống đề mục (subject headings) hoàn chỉnh, tổ chức công tác phân tích và chỉ mục (indexing) tạp chí.

Tự động hóa hoàn toàn các hoạt động thư viện.

*

Trước hết người cán bộ thư viện sau khi tốt nghiệp từ các trường đại học thư viện phải được trang bị đầy đủ kiến thức phân tích hệ thống, các hệ thống tự động hóa, tính năng và giá cả tất cả các máy móc thiết bị tự động cùng danh sách các nhà thầu cung cấp thiết bị và phần mềm. Anh ta là người đứng giữa lãnh đạo và nhà thầu.
*

Các thư viện tự động hóa theo phương thức và quy mô khác nhau nhưng đồng bộ trong nghiệp vụ. Sử dụng mã gạch (bar code) trong khâu quản lý; sử dụng MARC format và subject headings trong biên mục (cataloging). Tổ chức online catalog.
* Vai trò các trường đại học thư viện và hội thư viện rất quan trọng trong việc đồng nhất hóa công tác nghiệp vụ nói chung và đồng bộ hóa công tác tự động hóa thư viện nói riêng.

Nối mạng cục bộ, chia sẻ thông tin.

*

Mạng cục bộ là tất yếu trong hệ thống thông tin thư viện tự động hóa. Dùng hệ điều hành mạng LINUX là phổ biến trong các thư viện hiện đại ngày nay vì phát huy hết khả năng đa năng đa nhiệm của các hoạt động thư viện.
* Mạng cục bộ cho phép chia sẻ thông tin, tổ chức dịch vụ trực tuyến: Online catalog, CD-ROM database, E-mail ...

Kết hợp mạng thư viện vùng và quốc gia.

*

Khi một mạng thư viện được thiết lập thì công tác nghiệp vụ thống nhất, chẳng hạn như công tác biên mục được thực hiện trên mạng chung, từng thư viện thành viên đóng góp biểu ghi, đôi khi chỉ đóng góp tag holding (kí hiệu xếp giá của thư viện thành viên).
*

Tổ chức mạng thư viện cùng vạch kế hoạch phát triển tư liệu hợp lý (bổ sung và trao đổi). Tổ chức mượn liên thư viện.
*

Kết nối mạng toàn cầu Internet

Thiết lập thư viện điện tử, thư viện số, và thư viện ảo

*

Thư viện điện tử quản lý, tổ chức, sắp xếp các nguồn thông tin điện tử để phục vụ độc giả tra cứu nhanh.
*

Số hóa một phần tư liệu hay toàn bộ để thiết lập thư viện số.
*

Liên kết với nhiều thư viện và tổ chức những Cơ sở dữ liệu ảo để dễ dàng phục vụ tất cả các đối tượng độc giả.
*

Tất cả đều bổ sung cho thư viện truyền thống.

Hướng dẫn độc giả sử dụng những công cụ hiện đại để tìm tin.

*

Khối lượng thông tin ngày càng lớn, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Người cán bộ thư viện ngoài những kiến thức cơ bản được trang bị từ những cơ sở đào tạo nghề thư viện phải tự cập nhật để khai thác và xử lý tin kịp thời.
* Thường xuyên hướng dẫn độc giả sử dụng công cụ hiện đại để khai thác thông tin theo yêu cầu và cập nhật nhất.

Thực trạng thư viện Việt nam.

Trong khi trên thế giới do tác động của sự bùng nỗ thông tin và những thách thức của sự phát triển nhanh chóng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, thư viện đại học nói riêng và ngành thông tin thư viện nói chung đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có thì Thư viện Việt nam chỉ mới khởi động một cách chậm chạp trong vài năm nay.

Quan niệm đóng.

*

Hình ảnh một thư viện với sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho còn khá phổ biến. Độc giả phải qua nhiều thủ tục để tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, do đó giữa người sử dụng và sách có một khoảng cách lớn.
*

Công tác phục vụ sơ sài - thiếu vắng những bộ phận phục vụ cần thiết như là tham khảo, mượn liên thư viện, v...v...
*

Mỗi thư viện là một ốc đảo, không liên kết phối hợp với thư viện bạn, cho nên chưa hề có mạng lưới thư viện.
*

Không có một Hội thư viện đúng nghĩa làm chỗ dựa cho tất cả các thư viện, là đầu mối liên kết các thư viện với nhau, và quan trọng hơn là chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các thư viện và chương trình giảng dạy cho các trường đại học và cơ sở đào tạo cán bộ thư viện.

Không đồng nhất trong tổ chức nghiệp vụ và quản lý.

Một vài nguyên nhân:
*

Không có một Hội thư viện để chỉ đạo nghiệp vụ.
*

Thiếu cán bộ chuyên ngành và vai trò thư viện chưa được coi trọng trong các trường đại học nên lãnh đạo thư viện thường là những người kiêm nhiệm hoặc trái ngành nghề.

Chưa tự động hóa, hoặc tự động hóa chưa triệt để và đồng bộ.

*

Có thư viện chưa có máy tính; có thư viện có vài máy chủ yếu để xử lý văn bản; nhiều thư viện có hệ thống máy tính khá hiện đại có nối mạng, sử dụng phần mềm CDS/ISIS để quản lý và phục vụ tư liệu, nhưng hầu hết chưa tổ chức cho độc giả sử dụng máy tính để tra cứu mà dùng máy tính để in phiếu mục lục!
*

Có quan niệm sai lạc về vấn đề tin học hóa của cán bộ thư viện do không được trang bị kiến thức phân tích hệ thống và thiếu tiếp cận với thế giới thông tin hiện đại nên rất lúng túng trong việc tin học hóa.
*

Từng thư viện chưa hoàn chỉnh về mặt tin học hóa nên chưa có một mạng thư viện nào hoàn chỉnh.

Thiếu hoặc không có cán bộ thư viện có năng lực trong công tác đổi mới và
hiện đại hóa thư viện.

*

Thiếu cán bộ có năng lực từ công tác lãnh đạo đến nghiệp vụ là tình trạng phổ biến hiện nay khiến hoạt động thư viện không phát triển được.
*

Một điều nghịch lý là mỗi thư viện có ít nhất từ 3 - 4 cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện. Điều này có nghĩa rằng việc đào tạo chính quy ngành nghề thư viện không thiếu.
*

Vấn đề đặt ra nên xem xét lại việc đào tạo nghiệp vụ thư viện để đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay.

Không tạo cho độc giả có thói quen sử dụng thư viện và khai thác thông tin.

*

Không tổ chức Hướng dẫn độc giả sử dụng thư viện một phần cũng do tổ chức nghiệp vụ không rõ ràng, khiến độc giả lúng túng và chán nản khi vào thư viện.
*

Không tổ chức phục vụ kho tin tốt, cán bộ thư viện không cập nhật kiến thức công nghệ thông tin mới nên không khai thác hết nguồn thông tin và không thể hướng dẫn độc giả khai thác thông tin được, đi đến tình trạng lãng phí.

Vài tín hiệu vui.

*

Câu lạc bộ Thư viện thành lập vào ngày 21/11/1998 đến nay đã quy tụ được 126 hội viên là cán bộ thư viện hoạt động trong 50 thư viện và trung tâm thông tin trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. CLB Thư viện tổ chức hội thảo nghiệp vụ hàng quý và phát hành Bản tin điện tử hàng tháng trên Mạng Internet. Những sinh hoạt này khiến diện mạo các thư viện thành viên dần dần đổi thay theo hướng hiện đại. Do đó hoạt động của CLB Thư viện là thiết thực: hình thành giá trị mới thay thế cho cái cũ, bổ sung những điều mà những trường lớp chính quy chưa dạy.
*

Tại khu vực phía bắc, Liên hiệp Các thư viện đại học ở Hà nội khôi phục hoạt động vào cuối năm 1999.
*

Ngày 17/3/2000 tại Hà nội, Hội thảo "Nghiên cứu và dịch thuật DDC" lần thứ nhất do Vụ Thư viện Bộ Văn hóa Thông tin triệu tập đã thông qua quyết định Dịch Bảng Phân loại Thập phân Dewey và nghiên cứu áp dụng cho tất cả các thư viện trong cã nước.

Hướng phát triển.

Hoạt động thư viện thuộc lãnh vực khoa học.

*

Hoạt động thư viện thuộc lãnh vực khoa học: Khoa học Thông tin và Thư viện. Nghiệp vụ thư viện mang tính khoa học, nghĩa là: chính xác, thống nhất, hội nhập. Hiện nay với nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin ngày càng cao, tính khoa học trong công tác thư viện phải được lưu tâm hàng đầu.
*

Vai trò công nghệ thông tin là chủ đạo để phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa.

Hướng hội nhập.

*

Vì sự cần thiết trong trao đổi thông tin cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và xử lý tin, hướng phát triển thư viện phải là hướng hội nhập.
*

Vấn đề chuẩn hóa công tác nghiệp vụ thông tin và thư viện đã được định hình trên phạm vi toàn cầu. Do đó để hội nhập chúng ta phải tuân theo những chuẩn hóa này.

Vai trò chủ đạo của thư viện đại học.

*

Mọi chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật đều chủ yếu từ môi trường đại học. Chiến lược phát triển ngành thông tin thư viện Việt nam cũng không ngoại lệ.
*

Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục - hình thành tri thức đời thường cho toàn thể mọi người, thư viện đại học phải được đầu tư phát triển để tạo môi trường cho mọi người tự học, học từ xa, học liên tục, học suốt đời. Thư viện đại học phải là trung tâm chuyển giao tri thức bằng công nghệ thông tin. Đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển ngành thư viện trong cả nước.
Về Đầu Trang Go down
http://dh05dy.tk
 
Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài Liệu :: Tài Liệu Tổng Hợp-
Chuyển đến